Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị?

Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị? Hãy cùng muathuocgiare giải đáp thắc mắc cho các bạn trong bài viết dưới đây

I. Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh xảy ra ở đường hô hấp dưới, hay còn được gọi là bệnh sưng cuống phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản chưa xuống phổi, chỉ là bị viêm cấp tính ở niêm mạc phế quản. Khi bị bệnh viêm phế quản sẽ khiến trẻ ho nhiều và kèm theo đó là đau họng hay sổ mũi.

Nguy cơ gây suy hô hấp: Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng. Hệ thống hô hấp của trẻ còn yếu và nhạy cảm hơn so với người lớn, do đó, các triệu chứng viêm phế quản như ho, khó thở và khò khè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thông khí và làm suy giảm chức năng hô hấp của trẻ.

Mất cân bằng điện giải: Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị mất cân bằng điện giải do tiết nước qua đường hô hấp. Viêm phế quản có thể làm tăng tiết nước và gây mất cân bằng điện giải, gây ra các vấn đề sức khỏe như giảm nước, giảm muối và nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khó khăn trong chẩn đoán: Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể khó chẩn đoán do các triệu chứng không rõ ràng và giống với các bệnh hô hấp khác. Đặc biệt là trong những trường hợp viêm phế quản do vi rút, không có phương pháp điều trị đặc hiệu và yêu cầu sự quan sát kỹ càng để đảm bảo việc điều trị đúng.

Giới hạn trong việc sử dụng thuốc: Một số loại thuốc thông thường được sử dụng trong điều trị viêm phế quản ở người lớn không thích hợp cho trẻ sơ sinh. Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không an toàn cho trẻ nhỏ. Việc tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh có thể là một thách thức.

Các biến chứng nghiêm trọng

Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

II. Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ sơ sinh 

Nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Những vi khuẩn thường gặp là các loại tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, hay là liên cầu khuẩn,… Những vi khuẩn này luôn có mặt sẵn trong khoang mũi – họng nhưng không ảnh hưởng đến trẻ do hệ miễn dịch đang hoạt động tốt. Hơn nữa, trong giai đoạn sáu tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú mẹ nên thừa hưởng những kháng thể từ mẹ qua và có thể ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những lúc cơ thể bị mệt mỏi, sức đề kháng của trẻ kém đi sẽ là lúc vi khuẩn, có khả năng làm tăng độc lên tính khiến trẻ bị nhiễm bệnh.

Không khí bị ô nhiễm cũng là 1 nguyên nhân lớn gây bệnh, trong đó có bênh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sống ở trong 1 môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải các chất độc hại như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, hay là khói thuốc lá, hay mùi của các loại hóa chất như là mùi sơn tường, mùi sơn bàn ghế và trong nhà nhiều bụi bẩn,… cũng là các tác nhân không nhỏ khiến trẻ bị viêm phế quản.

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh khiến cơ thể trẻ sơ sinh không thể thích nghi kịp cũng sẽ khiến cho trẻ sơ sinh dễ viêm phế quản.

Những bé sinh non và những trẻ đã mắc một số bệnh như là ho gà, sởi, viêm amidan, hay hen suyễn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

III. Triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm phế quản phổi bắt đầu từ nhẹ đến nặng. Tùy vào tình trạng và thể trạng của từng trẻ mà trẻ bị viêm phế quản phổi sẽ có các dấu hiệu điển hình như:

– Thở nhanh

– Thở khò khè

– Thở rút lõm lồng ngực

– Ho

– Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ

– Nghẹt mũi

– Cảm giác ớn lạnh

– Nôn, buồn nôn

– Ngực đau

– Bụng đau

– Trẻ ít hoạt động, lười hoạt động, thậm trí li bì và khó đánh thức

– Trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn kém và bị mất nước

– Có tím môi, móng tay, chân

Khi trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến Cơ sở Y tế thăm khám, điều trị ngay

IV. Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Những trường hợp viêm phế quản phổi nhẹ và chưa có biến chứng, thì cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà đúng cách theo tư vấn của bác sĩ:

– Cha mẹ cần cho con ăn uống đủ chất, cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước. Phụ huynh cần làm thông mũi cho trẻ bằng cách nhỏ mũi 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý, dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt cần tránh trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và khói bụi để hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm.

– Đối với viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, bé còn bú mẹ nên tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn. Trường hợp trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm thì mẹ cần cung cấp nhiều nước cho trẻ

– Giữ ấm cho trẻ và vệ sinh tai mũi họng của trẻ thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

– Với trường hợp trẻ bị sốt, bạn không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát. Mẹ có thể chườm nhẹ vùng nách, cổ và bẹn cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ và nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc cơn sốt không giảm, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

V. Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ và sau khi tiếp xúc với những người mắc bệnh ho hoặc viêm phế quản. Đặc biệt, hạn chế tiếp xúc trẻ với người có triệu chứng cảm lạnh hoặc bệnh viêm phế quản.

Tránh các tác nhân gây dị ứng, đồng thời cách ly trẻ với môi trường khói thuốc và hóa chất . Không nên để trẻ tiếp xúc quá gần với chó và mèo. Thậm chí, nhiều trẻ sơ sinh có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh khi chơi với thú nhồi bông.

Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể cho trẻ, đặc biệt là các khu vực tai, họng, mũi cho trẻ hàng ngày.

Phòng ngủ của trẻ cần thông thoáng và không khí trong lành. Không nên trải thảm ở trong phòng của trẻ. Thường xuyên giặt gối, chăn dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

Nguồn: Tham khảo Internet

SEO2023

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0923283003 hoặc truy cập muathuocgiare.com để được hỗ trợ.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Chat Nhanh