Mặc dù màu sắc và mùi nước tiểu ít có ý nghĩa chẩn đoán xác định bệnh, nhưng chúng là dấu hiệu để phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, những người nghi ngờ mắc bệnh đường tiết niệu, thận, gan, cần đi khám bệnh nếu thấy nước tiểu có tính chất bất thường.
1. Màu sắc của nước tiểu và các dấu hiệu bệnh tật?
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến vàng. Màu sắc này bắt nguồn từ sắc tố urochrome. Nước tiểu không màu là do bạn đã uống nhiều nước hoặc thuốc lợi tiểu. Nước tiểu có màu nâu hoặc mật ong rất đậm có thể là dấu hiệu của mất nước và các vấn đề về gan. Vì vậy bạn nên đi khám nếu tình trạng không thuyên giảm sau một ngày hoặc lâu hơn.
Các màu nước tiểu bất thường khác có thể xuất hiện bao gồm:
- Màu hồng hoặc đỏ: Một số thực phẩm như cà rốt, quả mâm xôi, củ cải đường và cây đại hoàng có thể khiến nước tiểu có màu đỏ hồng. Hoặc từ tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh rifampin hoặc thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) phenazopyridine. Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ cũng có thể là dấu hiệu có máu trong nước tiểu, bệnh thận, nhiễm trùng tiểu, các vấn đề về tuyến tiền liệt hoặc khối u.
- Màu da cam: Nước tiểu có màu cam có thể là do dùng vitamin B2 liều cao, thuốc chống UTI phenazopyridine hoặc kháng sinh isoniazid. Nước tiểu màu cam là dấu hiệu của mất nước, các vấn đề với gan hoặc ống mật.
- Xanh lam hoặc xanh lục: Có thể là do thuốc nhuộm trong thức ăn, thuốc chữa bệnh như propofol hoặc thuốc dị ứng / hen suyễn promethazine. Một số bệnh lý hiếm gặp cũng có thể chuyển nước tiểu sang màu xanh lục hoặc xanh lam.
- Có bọt: Nước tiểu có bọt là dấu hiệu có protein trong nước tiểu, nghĩa là có vấn đề về thận.
2. Mùi của nước tiểu và các dấu hiệu bệnh tật?
Nước tiểu thường không có mùi nặng. Tuy nhiên, thành phần của một số thực phẩm như lưu huỳnh trong măng tây, có thể làm thay đổi mùi. Mất nước và nước tiểu đặc gây mùi amoniac nồng nặc.
Tiểu rát là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang hoặc các bệnh chuyển hóa.
3. Đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?
Hầu hết mọi người đi tiểu tối đa 8 lần/ngày, thay đổi tùy thuộc vào mức độ ăn uống (như caffeine, rượu) và tác dụng phụ của thuốc. Phụ nữ mang thai và người lớn tuổi thường đi tiểu nhiều hơn.
Đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý thận, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, viêm âm đạo ở phụ nữ hoặc viêm bàng quang kẽ.
Thường xuyên đi tiểu đột ngột và thỉnh thoảng không thể vào phòng vệ sinh kịp thời là dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt. Tình trạng phổ biến ở đàn ông và phụ nữ lớn tuổi, nhưng không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa.
Các bác sĩ khuyến cáo, bạn nên đi khám khi thấy sự thay đổi trong nước tiểu nhưng không liên quan đến thuốc hoặc bữa ăn. Đặc biệt là kéo dài trên một ngày hoặc lâu hơn, hoặc đi kèm với sốt hoặc đau một bên, nôn mửa, cảm thấy rất khát, hoặc tiết dịch. Chỉ định xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để kiểm tra tính chất nước tiểu và xác định nguyên nhân gây bệnh.
Bài viết liên quan: