Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả. Hãy cùng muathuocgiare tham khảo và giải đáp thắc mắc cho các bạn trong bài viết này!
Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm phế quản mạn tính là 1 loại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là tình trạng viêm phế quản cấp tính nhưng không điều trị dứt điểm gây tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến việc các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng tạo ra nhiều đàm, gây ho, khó thở.
Nếu không được khắc phục sớm, viêm phế quản mãn tính có thể có biến chứng trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vô cùng nguy hiểm và khó điều trị, để lại nhiều hậu quả lâu dài, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất thường rơi vào nhóm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Điều này khá nguy hiểm bởi đôi khi, các bậc cha mẹ chỉ nghĩ đến các bệnh thông thường nên thường có xu hướng bỏ qua, đặc biệt ở trẻ chưa biết nói, triệu chứng của trẻ thông qua quan sát của người lớn. Trong khi đó những trẻ bị mắc bệnh cần nhanh chóng có sự can thiệp và điều trị dứt điểm nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm khác về đường hô hấp.
Nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính
Các triệu chứng và biểu hiện của viêm phế quản mãn tính
Thông thường người bị viêm phế quản mãn tính bao gồm các triệu chứng đặc trưng như:
-
Ho khạc liên tục, ho có đờm và các cơn ho có thể đến đột ngột khi thay đổi tư thế hoặc ho kéo dài theo từng cơn, đi kèm với đó là các cơn đau tức ngực, rát họng và khó thở.
-
Dịch mũi tiết nhiều gây chảy nước mũi liên tục, chất cặn bã hay chất thải của ổ viêm vón cục và theo dịch nhầy có thể gây tịt mũi và khiến hoạt động hít thở của người bệnh gặp khó khăn.
-
Sốt nhẹ là trường hợp hay gặp ở các bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính, người bệnh có thể sốt từ 38 đến 39 độ C, thường xuất hiện vào buổi chiều tối
Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm hay không tuỳ thuốc vào từng gia đoạn của bệnh và triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải:
- Viêm phế quản mãn tính đơn thuần: là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Triệu chứng chủ yếu là ho, khạc đờm, chưa có tình trạng tắc nghẽn đường thở hoặc rối loạn thông khí phổi. Ho xảy ra từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 đến vài tuần, khoảng 2 đến 3 đợt trong một năm, ho tăng nặng vào trời lạnh. Đờm nhầy, dính, có màu vàng hoặc trong nếu bị bội nhiễm; khối lượng có thể lên đến 100ml/ngày hoặc nhiều hơn. Trong giai đoạn này, nếu được chẩn đoán sớm thì cơ hội điều trị thành công sẽ là rất cao.
- Viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính: là giai đoạn tiếp theo nếu tình trạng viêm phế quản mãn tính đơn thuần không được điều trị đúng cách. Triệu chứng điển hình là khó thở, thở khò khè do tình trạng tắc nghẽn lan rộng, niêm mạc của phế quản phù nề, tiết dịch nhiều. Triệu chứng ho, khạc đờm ở giai đoạn này cũng nặng hơn, kéo dài hơn. Đờm trong hoặc có mủ nhầy. Bệnh ở giai đoạn này có thể gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
- Viêm phế quản mãn tính nhầy mủ: là giai đoạn cuối cùng của viêm phế quản mãn tính. Triệu chứng chính là ho, khạc đờm nhầy có mủ từng đợt kịch phát hoặc liên tục do bội nhiễm phổi. Kèm theo đó là sốt, khó thở, mệt mỏi, sụt cân, làm suy giảm chức năng của hệ tuần hoàn và thậm chí tử vong do suy hô hấp cấp.
Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính – Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Các chất thải độc hại như khí công nghiệp, chất thải hóa học và khí độc… được xem là những yếu tố nguy hiểm gây kích thích đến phổi và dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính. Do đó người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích phổi như công nhân xây dựng và công nhân làm việc ở xưởng dệt vải, mỏ than,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mạn tính
Nhiễm virus hay vi khuẩn là những nguyên nhân được xếp hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản hiện nay. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng nhanh chóng phát triển và nhân lên với số lượng rất lớn. Các chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn ,… dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Nhất là những trường hợp cơ thể người có sức đề kháng yếu và chúng sẽ di chuyển và khu trú ở họng, mũi, hoạt động mạnh mẽ, tăng tiết độc lực và gây ra các tình trạng viêm đường hô hấp trong đó có phế quản.
Sức đề kháng không tốt: Người lớn tuổi và trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu; những người thường xuyên bị cảm lạnh và mắc một số bệnh cấp hoặc mạn tính làm suy giảm hệ miễn dịch rất dễ bị virus tấn công và có nguy cơ cao nhiễm bệnh viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra, sức đề kháng yếu, không đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh là nguyên nhân chính khiến bệnh viêm phế quản cấp tính tái đi tái lại nhiều lần, sau đó trở nên nghiêm trọng hơn, cuối cùng dẫn tới tình trạng viêm phế quản mạn tính.
Cách điều trị hiệu quả viêm phế quản mãn tính – Viêm phế quản mã tính có nguy hiểm không?
- Thuốc: Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính thường được các bác sĩ chỉ định cho sử dụng thuốc giãn phế quản. Thuốc này có tác dụng mở rộng đường lưu thông không khí đến phổi và giúp người bệnh có thể thở một cách dễ dàng hơn.
- Liệu pháp oxy giúp cho người bệnh viêm phế quản mãn tính thở tốt hơn.
- Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh viêm phế quản mãn tính.
- Tránh các yếu tố nguy cơ: Bỏ thuốc lào, thuốc lá, giữ ấm khi trời lạnh, tiêm vắc xin phòng cúm vào mùa thu đông, tránh dùng các chất gây dị ứng với phổi như xịt tóc, nước hoa, sơn
- Duy trì 1 chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lành mạnh và cân bằng. Hạn chế những loại thực phẩm có thể gây dị ứng.
Nguồn: Tham khảo Internet
Thông tin cần tư vấn liên hệ 0923283003 hoặc truy cập muathuocgiare.com để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan: