Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Đột quỵ ở người trẻ chiếm khoảng 15% các ca đột quỵ. Con số này đang ngày 1 tăng lên, tuy nhiên nhiều người trẻ hiện chưa đủ quan tâm phòng bệnh đúng mức. Đặc biệt, chưa nhận biết được những dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ hay dấu hiệu tai biến ở người trẻ để kịp thời cấp cứu hiệu quả.

Tỷ lệ các ca đột quỵ ở người trẻ dưới 45 tuổi đang có xu hướng tăng rất cao. Vậy nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ là gì, có khác so với trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi không? Nếu không may xảy ra, dấu hiệu của đột quỵ ở người trẻ sẽ ra sao? Làm thế nào có thể phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ? Hãy cùng mua thuốc giá rẻ giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây

Đột quỵ ở người trẻ là gì?

Đột quỵ ở người trẻ là trường hợp nhóm đối tượng dưới 45 tuổi bị đột quỵ, do xuất huyết não hoặc do tắc nghẽn mạch máu não. Nếu như trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ ngày càng trẻ hóa.

Theo các thống kê của Bộ Y tế, ở tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ chiếm đến ⅓ trong tổng số những trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số người bệnh là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Trên thế giới, theo thông tin từ Hội đột quỵ thế giới 2022 cho biết, mỗi năm có đến hơn 16% các đối tượng bị đột quỵ mới chỉ trong độ tuổi 15 – 49 tuổi (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới). Theo đó, trong 6,5 triệu trường hợp tử vong do đột quỵ mỗi năm thì có đến 6% là người trẻ.

Có thể thấy rằng, dù nguy cơ đột quỵ tăng cao khi chúng ta già đi, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người trẻ tuổi sẽ không có nguy cơ bị đột quỵ. Bất kể ai, dù trẻ hay già, đều có thể bị đột quỵ tấn công bất cứ lúc nào.

Yếu tố nguy cơ hoặc nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi

Béo phì, lười vận động

Ngồi trước máy tính nhiều giờ, lười biếng, không tập thể dục,… là những nguyên nhân khiến bệnh đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bạn càng ít tập thể dục thì nguy cơ thừa cân hoặc béo phì càng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có chỉ số BMI > 30 và vòng eo trên 80cm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn rất nhiều so với người bình thường.

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Các khảo sát cho thấy rằng, người trẻ tuổi có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu cao do thói quen ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm chế biến sẵn,… Tỉ lệ Apolipoprotein B, Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) ở người rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng có liên quan mật thiết đến tình trạng đột quỵ nhồi máu não, các bệnh lý não bộ khác.

Tăng huyết áp

Thói quen ăn uống không lành mạnh và thường xuyên ăn các loại thức ăn đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối làm tăng tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ. Đây cũng là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi.

Đái tháo đường

Nhiều người trẻ có thói quen ăn, uống thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, trà sữa,… Đái tháo đường (tiểu đường) gây nên tổn thương tế bào nội mạc, từ đó khiến các phân tử mỡ chui qua lớp nội mạc vào trong 1 cách dễ dàng, hình thành mảng xơ vững gây hẹp lòng mạch. Do đó, người trẻ nếu như không ăn uống lành mạnh, thường xuyên ăn ngọt và có nguy cơ bị đái tháo đường thì nguy cơ bị đột quỵ cũng sẽ rất cao.

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

  • Méo miệng, lệch miệng, thay đổi giọng nói, nói ngọng hoặc dính chữ và khó nói. Người bệnh thậm chí còn không nói được những câu đơn giản nhất.
  • Đau hoặc nhức đầu dữ dội. Cơn đau có thể không thuyên giảm dù đã dùng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đau đầu không phải là 1 dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ mà ai cũng gặp phải. Nhiều trường hợp bị đột quỵ nhưng không xảy ra triệu chứng đau đầu.
  • Khó cử động tay chân, yếu liệt 1 bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường khiến cho người bệnh không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc.
  • Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt và nhìn không rõ,… cũng là những triệu chứng đột quỵ ở người trẻ thường gặp.
  • Bị yếu liệt 1 bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên. Quan sát thấy 1 bên mặt người bệnh bị chảy xệ, khi cười sẽ méo mó.

Đột quỵ ở người trẻ bao gồm những loại nào?

Có 2 dạng đột quỵ ở người trẻ, bao gồm:

  • Đột quỵ do xuất huyết não: Chiếm khoảng 15% các trường hợp đột quỵ, xảy ra do thành động mạch xơ cứng, tạo ra vết nứt, vỡ, từ đó khiến máu bị chảy ra bên ngoài. Tình trạng đột quỵ do xuất huyết não đặc biệt nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.
  • Đột quỵ liên quan đến thiếu máu não cục bộ: Dạng đột quỵ này phổ biến hơn, chiếm 85% các trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi này là do cục máu đông cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng máu di chuyển lên đến não để nuôi dưỡng các tế bào não.

Ngoài ra, còn có trường hợp đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua hay còn gọi là T.I.A là tình trạng động mạch não bị tắc nghẽn nhưng sau đó tự lưu thông (diễn tiến trong vòng 1 giờ).

Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong bối cảnh các ca đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa như hiện nay. Điều quan trọng hơn hết chính là duy trì một lối sống khoa học:

  • Nên hạn chế thức khuya, cố gắng ngủ đủ giấc, tránh tình trạng ngủ ít và thiếu ngủ
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ quả, trái cây, không dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo tránh uống rượu, bia, đồ uống có cồn và nước có gas
  • Không sử dụng chất kích thích
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động thể lực và hạn chế ngồi một chỗ quá lâu
  • Khám và điều trị, kiểm soát hiệu quả các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch,…

Đã có rất nhiều khách hàng tin dùng và sử dụng sản phẩm viên uống Fodoki tại các quầy thuốc trên toàn quốc sản phẩm này đã đem lại hiệu quả rất tốt đến cho khách hàng sau khi sử dụng.

Viên uống Fodoki phòng chống đột quỵ 

  • Hỗ trợ làm tan cục máu đông
  • Giúp giảm nguy cơ tắc mạch do huyết khối

Thành phần

  • Nattokinase (20.000FU/g): 1000FU
  • Cao bạch quả (Ginkgo biloba extract): 120mg
  • Chiết suất lá sen ( Nelumbo nucifera extract ): 100mg
  • Chiết xuất đinh lăng ( Polyscias fruticosa extract ): 80mg
  • Rutin: 75mg
  • Coenzyme Q10: 20mg
  • Chiết xuất nấm đông trùng hạ thảo ( Cordyceps militaris extract ): 10mg
  • Dry n-3® DHA 11-D (chứa 10,5% DHA) – Nhập khẩu từ Đan Mạch: 10mg
  • Lutein 20%: 5mg
  • Vitamin PP ( Nicotinamid ): 5mg
  • Vitamin B1 ( Thiamin mononitrat ): 2mg
  • Vitamin B6 ( Pyridoxin Hydroclorid ): 2mg
  • Vitamin B9 ( Acid folic ): 200mcg
  • Vitamin B12 ( Cyanocobalamin ): 10mcg

Đối tượng sử dụng:

Viên uống Fodoki dùng cho người trưởng thành nguy cơ tắc mạch do huyết khối (bệnh nhân mỡ máu, huyết áp, tiểu đường, người cao tuổi)…
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem Tại Đây

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Chat Nhanh