Viêm phế quản có sốt không? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản có sốt không? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả? Hãy cùng muathuocgiare tham khảo và giải đáp cho các bạn trong bài viết dưới đây

Viêm phế quản có sốt không?

Khi bị viêm phế quản, bệnh  hoàn toàn có thể bị sốt. Nguyên nhân là do bị vi khuẩn, nấm,  và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và tiết ra độc tố. Sốt đi kèm với nhiều biểu hiện khác như: đau nhức cơ thể, khó thở và ho có đờm,…

Tuy nhiên, tình trạng sốt xảy ra khi bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính. Đây là cơ chế bình thường, do chất cytokine trong tế bào lympho tác động lên các thụ thể cảm ứng nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng lượng sắt trong máu sinh ra nhiệt, gây sốt. Đến giai đoạn mãn tính, bệnh nhân sẽ không còn phản ứng sốt nữa.

Thông thường, viêm phế quản do virus sẽ sốt nhẹ, nhanh khỏi hơn viêm phế quản do vi khuẩn gây ra. Hơn nữa, tùy thuộc vào mức độ bệnh nhẹ hay  mà thời gian sốt sẽ khác nhau:

– Ở giai đoạn ủ bệnh: (1 – 3 sau khi tiếp với tác nhân gây bệnh): Người bệnh sẽ sốt nhẹ 37-38 độ C đi kèm với ho, sổ mũi và mệt mỏi

– Ở giai đoạn phát bệnh: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhắc khắp cơ thể, ho có đờm, sốt cao trên 38 độ C, có thể lên đến 40 độ C

Nếu kiểm soát tốt căn bệnh, các triệu chứng trên sẽ giảm, người bệnh sẽ hạ sốt chỉ sau 2-3 ngày

Viêm phế quản có sốt không
Viêm phế quản có sốt không

Nguyên nhân gây viêm phế quản 

Viêm phế quản cấp tính – Viêm phế quản có sốt không

– Sức đề kháng kém:

Thông thường là do hậu quả của bệnh cấp tính mắc phải như là cảm lạnh, hoặc do ảnh hưởng từ 1 tình trạng mạn tính có thể kể đến như bệnh HIV/AIDS.

Tuổi tác cũng liên quan đến sức đề kháng của cơ thể. Người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn người trưởng thành. Điều này có nghĩa những đối tượng trên rất bị nhiễm trùng đường hô hấp.

– Chất kích thích:

Liên quan đến yếu tố thuốc lá, nicotine – thành phần hoạt chất có trong sản phẩm này, cũng là 1 trong số những chất gây kích thích. Các chất kích thích khác có thể kể đến như: cocaine, amphetamine, niketamid, morphine và fentanyl,…

– Virus:

Virus gây ra từ 85 – 95% các ca viêm phế quản ở người trưởng thành.

Những loại virus phổ biến nhất là rhinovirus, adenovirus, virus cúm và virus cúm parain.

– Hen suyễn:

Hen suyễn là tình trạng viêm co thắt cơ trên đường hô hấp, đôi khi các cơ bị sưng tấy gây hẹp đường hô hấp. Hen suyễn có thể xảy ra bất chợt (cơn cấp), hoặc xảy ra ở 1 khoảng thời gian cố định (cơn mạn), hoặc xuất hiện cơn cấp trên nền bệnh mạn.

– Do vi khuẩn:

Thông thường, vi khuẩn chỉ có thể gây viêm phế quản với những người có tình trạng sức khỏe kém. Điều này được chỉ ra là do trong không khí hằng ngày chúng ta hít vào có nhiều vi khuẩn.

Tuy nhiên, chúng ta không mắc bệnh nếu các cơ quan và hệ thống đảm nhận chức năng miễn dịch hoạt động tốt.

– Do tiếp xúc với các hóa chất trong công việc

Đối với một số công việc đặc thù phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: khói thải, hơi acid và bụi,… khi tiếp xúc lâu ngày có khả năng cao gây nên tình trạng viêm phế quản cấp tính.

Viêm phế quản mạn tính –  Viêm phế quản có sốt không?

– Khói thuốc:

Hút thuốc lá là 1 trong những yếu tố nguy cơ đối với hầu hết các bệnh về đường hô hấp.

Việc hút thuốc lá làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

– Trào ngược dạ dày

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là hội chứng mạn tính mà theo đó acid dịch vị liên tục bị đẩy ngược lên thực quản. Tình trạng trào ngược kéo dài làm nắp thực quản tổn thương. Dịch vị theo đường khí quản tràn vào phế quản gây nên viêm phế quản.

– Tiếp xúc liên tục với môi trường ô nhiễm

Không khí ô nhiễm chứa nhiều các yếu tố gây bệnh. Việc này làm cho đường phế quản thường xuyên bị kích ứng bởi những tác nhân xấu có trong không khí, như là khí nitro dioxyde và các dạng bụi mịn,… dẫn đến tình trạng viêm phế quản kéo dài, ngày càng diễn tiến nặng.

– Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân liên quan mật thiết đến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạnh

Căn cứ theo yếu tố di truyền, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính cao hơn so với nam giới.

– Bệnh kéo dài

– Bệnh nhân có tiền sử hô hấp

Những người có tiền sử bệnh về hô hấp dễ dẫn đến cấu trúc đường hô hấp thay đổi. Cho nên, niêm mạc thành phế quản trở nên nhạy cảm hơn so với các tác nhân bên ngoài.

Cách điều trị hiệu quả viêm phế quản – Viêm phế quản có sốt không?

Đối với trường hợp viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng 1 số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:

– Thuốc ho: Nếu bạn bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng, phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần sử dụng tới thuốc giảm ho.

– Thuốc kháng sinh: Mặc dù thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh dùng để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút, vì vậy nó không có khả năng để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.

– 1 số loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định 1 ống thuốc hít hoặc loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Ngủ giúp cơ thể giải phóng hormone, các hợp chất duy trì hệ thống miễn dịch để phòng ngừa bệnh.

Không dùng chung kính hoặc chung bát đĩa.

Rửa tay thường xuyên với xà bông, đặc biệt là ở mùa lạnh.

Tránh chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình nếu bạn ở gần người bị mắc viêm phế quản.

Giữ ấm cơ thể.

Không hút thuốc lá hoặc tránh sử dụng thuốc thụ động.

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang để tránh phơi nhiễm các chất kích thích trong không khí như khói bụi, hóa chất và các chất ô nhiễm khác.

Tiêm vắc-xin cúm, viêm phổi, ho gà.

Nguồn: Tham khảo Internet

SEO2023

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0923283003 hoặc truy cập muathuocgiare.com để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Chat Nhanh