Viêm phế quản uống kháng sinh gì? Cần lưu ý những gì?

Viêm phế quản uống kháng sinh gì? Cần lưu ý những gì? Hãy cùng muathuocgiare tham khảo và giải đáp thắc mắc cho các bạn trong bài viết dưới đây

Giới thiệu về viêm phế quản – Viêm phế quản uống kháng sinh gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc các ống phế quản. Khi bị viêm phế quản người bệnh thường xuyên bị ho khạc đờm. Có 2 loại viêm phế quản, bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính:

–  Viêm phế quản cấp: Viêm cấp tính niêm mạc phế quản ở người trước đó không bị thương, thường do vi khuẩn, vi rút hoặc cả hai.

– Viêm phế quản mãn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ liên tục kích thích các ống phế quản, đây là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng và thậm chí hàng năm. Viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với lại viêm phế quản cấp tính.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp thường là do virut, nhưng cũng có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích ứng phổi như khói, bụi, ô nhiễm không khí. ô nhiễm không khí.
Viêm phế quản mãn tính thường do niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là người thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng phổi do nghề nghiệp (như công nhân xây dựng, thợ khai thác than, kim loại,..), và người hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là 1 trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh.
Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phế quản
Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà người bệnh viêm phế quản sẽ có những triệu chứng khác nhau. Theo đó, bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:
Ho nhiều, ho dai dẳng, có thể ho ra máu hoặc có dịch nhầy.
– Sốt.
– Khó thở, thở gấp.
– Cảm thấy buồn nôn và có hiện tượng ói mửa.
– Đau tức ngực, đặc biệt là khi ho và thở sâu.
– Cảm thấy ớn lạnh, rùng mình.
– Đổ mồ hôi.
– Đau cơ.
– Mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng cho những hoạt động thường ngày.
– Đau đầu, chóng mặt.
– Mất vị giác, không cảm thấy ngon miệng khi ăn.
– Lú lẫn hoặc mất phương hướng, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Viêm phế quản uống kháng sinh gì
Viêm phế quản uống kháng sinh gì

Khi nào cần dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản?

Viêm phế quản uống kháng sinh gì?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phế quản cấp tính ở người lớn sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, để làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh bớt khó chịu hoặc khi điều trị viêm phế quản mãn tính, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc.

Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định nếu người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, có nguy cơ nhiễm trùng (đặt nội khí quản, thở máy). Bên cạnh đó, nó còn được khuyên dùng trong các trường hợp:

– Trẻ sinh non.

– Người mắc các bệnh mãn tính liên quan đến tim mạch (cao huyết áp, mạch vành,…), hô hấp (lao phổi, hen suyễn, COPD,…), tiểu đường, xơ gan,…

– Người già trên 60 tuổi.

– Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân HIV, ung thư, ghép tạng, bị suy giảm miễn dịch sau khi điều trị bằng steroid…

Sử dụng kháng sinh sớm trong điều trị viêm phế quản ở những đối tượng này giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng có thể xảy ra như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…

 

 Viêm phế quản uống kháng sinh gì?

Theo hướng dẫn quản lý và kiểm soát viêm phế quản cấp của Bộ Y tế, chọn lựa kháng sinh cần dựa vào mô hình vi khuẩn và tình hình kháng kháng sinh tại địa phương. Các kháng sinh có thể dùng theo một trong những phác đồ sau:

– Ampicillin hoặc amoxicillin:

  • Trẻ em liều 50 – 100mg/kg/24h chia làm 2 lần.
  • Người lớn 500mg x 3 lần/ ngày hoặc 1g x 3 lần/ ngày.

– Amoxicillin + acid clavulanic hoặc ampicillin + sulbactam:

  • Trẻ em liều 50 – 100mg/kg/24h, chia làm 2 lần.
  • Người lớn 2g uống mỗi 12h.

– Cefuroxim:

  • Trẻ em 50 – 100mg/kg/24h, chia làm 2 lần
  • Người lớn 1.5g/24h.

– Nếu bị dị ứng với các kháng sinh nhóm beta-lactam thì đổi sang nhóm macrolide:

Erythromycin

  • Trẻ em 50mg/kg/ngày x 7 ngày
  • Người lớn 1,5g/ngày

Azithromycin

  • Trẻ em 10-15 mg/kg x 1 lần/ngày x 3 ngày
  • Người lớn 500mg x 1 lần/ngày

Clarithromycin

  • Trẻ em 15mg/kg/24h chia làm 2 lần

Lưu ý: Tránh dùng nhóm này với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO

Cần lưu ý những gì khi điều trị viêm phế quản bằng thuốc kháng sinh

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì những trường hợp này, thuốc sẽ không giúp bạn giảm triệu chứng mà ngược lại, còn gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, mẩn ngứa, tiêu chảy.
Mặt khác, nếu bạn không tuân thủ uống thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản cấp theo chỉ định của bác sĩ sẽ dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh – tức là kháng sinh có thể không còn tác dụng điều trị. lần tới khi bạn thực sự cần thuốc.

Nguồn: Tham khảo Internet

SEO2023

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0923283003 hoặc truy cập muathuocgiare.com để được hỗ trợ

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện Thoại Zalo Facebook Chat Nhanh